Sơn NC là gì? Lý do nên sử dụng sơn NC cho đồ nội thất cao cấp

19/09/2024

Trong ngành sản xuất nội thất, việc chọn loại sơn phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến cả tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Sơn NC là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm khi nhắc đến các dòng sơn dành riêng cho nội thất. Trong bài viết này, VFurniture Nội thất Châu Âu sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về sơn NC và lý do vì sao nó lại được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất cao cấp.

1. Đặc tính của sơn NC

Đặc tính của sơn NC

Sơn NC (Nitrocellulose) là một loại sơn chuyên dụng, được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất cao cấp vì tính năng vượt trội về độ bền, khả năng chống nước và màu sắc đa dạng. Một trong những yếu tố quan trọng khiến sơn NC được lựa chọn nhiều trong sản xuất đồ nội thất là nhờ vào các đặc tính ưu việt của nó.

Đặ tính về màu sắc:

Sơn NC có khả năng tạo ra lớp màng sơn mỏng và đồng đều, dễ dàng thể hiện được các tông màu sắc nét và phong phú. Với những yêu cầu khắt khe về màu sắc trong nội thất cao cấp, sơn NC hoàn toàn đáp ứng tốt, từ các màu tông sáng đến các tông màu tối, hoặc các màu pha trộn đặc biệt.

Hàm lượng rắn:

Hàm lượng rắn của sơn NC có nghĩa là lượng chất rắn còn lại trên bề mặt sau khi lớp sơn khô. Với hàm lượng rắn cao, sơn NC có khả năng tạo màng sơn mỏng nhưng bền, giúp bảo vệ bề mặt gỗ mà không cần phải sơn quá nhiều lớp.

Độ chịu nước:

Một trong những ưu điểm đáng kể của sơn NC là khả năng chống thấm nước khá tốt, giúp bảo vệ đồ nội thất khỏi sự tấn công của độ ẩm – một yếu tố quan trọng trong việc bảo quản đồ gỗ lâu dài. Điều này giúp nội thất giữ được vẻ đẹp và sự bền bỉ dù phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường ẩm ướt.

Màng sơn:

Màng sơn tạo bởi sơn NC rất bền và mịn, giúp bề mặt sản phẩm trở nên bóng bẩy và mịn màng. Điều này làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm, đồng thời bảo vệ bề mặt gỗ khỏi các tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn, trầy xước hoặc tác động của ánh nắng mặt trời.

Dùng cho các loại gỗ:

Sơn NC có thể được sử dụng cho nhiều loại gỗ khác nhau, từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ óc chó cho đến các loại gỗ công nghiệp như MDF, HDF. Khả năng thích ứng cao với nhiều loại vật liệu làm cho sơn NC trở thành lựa chọn đa dạng trong sản xuất nội thất.

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định:

Các dòng sơn NC cao cấp thường đạt các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe từ các tổ chức quốc tế như hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu (REACH) và Mỹ (CPSIA), đảm bảo rằng loại sơn này không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn thân thiện với môi trường.

2. Các chủng loại sơn NC

Các chủng loại sơn NC

Thường thì trong sản xuất nội thất, sơn NC được chia thành một số loại chính dưới đây:

Sơn NC MOD cao cấp (Nitrocellulose Modified): Đây là dòng sơn biến tính với thành phần chứa nhựa Acrylic Urethane, có chất lượng tương tự như sơn PU. Loại sơn này thường được sử dụng cho các sản phẩm gỗ trang trí nội thất. Sản phẩm có khả năng chống nước, kiềm và acid nhẹ. Đặc biệt, sơn có độ bám dính tốt, không bị nứt hay bong tróc.

Sơn NC NA (Nitrocellulose Lacquer): Đây là loại sơn tổng hợp chất lượng cao, đặc biệt không chứa các chất độc hại (non-aromatic), nên thường được sử dụng cho các sản phẩm gỗ cho trẻ em, như chén đĩa gỗ và đồ nội thất gia đình.

Sơn NC HN: Là một dòng sơn Nitrocellulose tổng hợp cao cấp với gốc dung môi, chuyên dành cho sản xuất đồ gỗ nội thất. Đặc biệt, sơn này có đặc tính phù hợp với khí hậu khắc nghiệt tại miền Bắc Việt Nam, mang lại bề mặt mịn màng cho sản phẩm.

3. Tỷ lệ pha sơn NC

Tỷ lệ pha sơn NC

Khi sử dụng sơn NC, việc pha trộn đúng tỷ lệ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng của lớp sơn. Dưới đây là tỷ lệ pha sơn NC tiêu chuẩn:

  • Sơn NC (sơn lót và sơn phủ): 1 phần sơn
  • Dung môi NC: 1.5 - 2 phần dung môi

Nếu cần thêm super thinner, bạn có thể pha từ 5-10% vào hỗn hợp sơn để tạo ra lớp sơn mỏng mịn hơn và nhanh khô hơn.

4. Quy trình xử lý tổng quát

Quy trình xử lý tổng quát

Quy trình sơn là bước quan trọng để tạo ra sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo độ bền, đẹp và đồng đều của lớp sơn. Sau đây là các bước chính trong quy trình xử lý sơn NC:

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm

Bề mặt gỗ cần được làm sạch kỹ lưỡng trước khi sơn, loại bỏ các bụi bẩn, dầu mỡ, và nhám lại nếu cần thiết. Bước này giúp lớp sơn bám chắc hơn và đều màu hơn.

Bước 2: Xử lý màu

Nếu cần nhuộm màu cho gỗ, bước này sẽ được thực hiện trước khi sơn lót. Việc chọn màu và pha màu đúng tỷ lệ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sản phẩm đạt màu sắc như mong muốn.

Bước 3: Sơn lót NC

Lớp sơn lót NC sẽ được phủ lên trước để tạo độ bám dính cho các lớp sơn tiếp theo. Sơn lót cũng giúp làm mịn bề mặt gỗ, che đi những khuyết điểm nhỏ và chuẩn bị cho bước sơn phủ.

Bước 4: Sơn phủ NC
Sau khi lớp sơn lót đã khô, lớp sơn phủ NC sẽ được áp dụng. Đây là lớp cuối cùng giúp tạo độ bóng và hoàn thiện cho sản phẩm. Để có lớp sơn đẹp, việc phủ đều và mịn màng là rất quan trọng.

Bước 5: Hong phơi sản phẩm

Sau khi hoàn tất các bước sơn, sản phẩm cần được hong khô ở môi trường thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để lớp sơn khô đều và đạt chất lượng cao.

5. Ưu và nhược điểm của sơn NC khi dùng trong sản xuất nội thất

Ưu và nhược điểm của sơn NC khi dùng trong sản xuất nội thất

Dưới đây là một trong số những ưu nhược điểm của sơn NC khi sử dụng trong sản xuất nội thất:

Về ưu điểm:

Sơn NC có khả năng khô nhanh, giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất. Đồng thời, nó có độ bóng cao, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm nội thất. Bên cạnh đó, tính chất màng sơn mỏng, nhẹ giúp gỗ vẫn giữ được vẻ tự nhiên sau khi sơn.

Một số lọi sơn NC được sản xuất với tiêu chuẩn không chứa chì – một kim loại nặng độc hại thường được sử dụng trong một số loại sơn để tăng độ bền màu. Sơn không nhiễm chì an toàn hơn cho sức khỏe, đặc biệt là khi sử dụng cho các sản phẩm nội thất trong nhà, đồ chơi trẻ em hoặc các vật dụng thường tiếp xúc với con người.

Về nhược điểm:

Sơn NC có một số hạn chế như khả năng chống xước không quá cao so với một số loại sơn khác, và nó có độ bền kém hơn nếu sử dụng trong môi trường quá ẩm hoặc nhiệt độ cao.

6. Sử dụng và bảo quản sơn NC

Sử dụng và bảo quản sơn NC

Để sử dụng và bảo quản sơn NC hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất, cần tuân thủ các bước chuẩn bị và thi công đúng cách.

Đầu tiên, luôn xử lý bề mặt sạch sẽ và sử dụng dung môi đúng tỷ lệ.Trong quá trình sơn, nên thi công trong không gian thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và các nguồn nhiệt cao để đảm bảo lớp sơn không bị bong tróc hoặc khô quá nhanh.

Bảo quản sơn NC đúng cách sẽ giúp duy trì chất lượng của sơn và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Sơn NC nên được lưu trữ trong nhà kho thoáng mát, khô ráo, với nhiệt độ lý tưởng từ 26 – 30°C.  Đồng thời, tránh xa các nguồn lửa, tia lửa và nhiệt độ cao do thành phần sơn dễ cháy.

Với những tính năng vượt trội về độ bền, khả năng chống nước và màu sắc đa dạng, sơn NC đang ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng đối với ngành sản xuất và tiêu dùng nội thất. Nếu còn bất kì truy vấn hoặc câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline hoặc để lại lời bình luận để chúng tôi có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé!

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: